Cửa kính thủy lực khung bao inox là sản phẩm không thể thiếu đối với các công trình hiện đại. Nó đem đến sự an toàn, yên tĩnh, tiện lợi và đặc biệt khiến cho công trình trở nên sang trọng.

1. Khái niệm về cửa kính thủy lực khung bao inox?

Cửa kính thủy lực khung bao inox được dùng bằng kính cường lực có tính chịu lực cao gấp 4-5 lần so với các loại kính thông thường có độ dày cùng kích thước. Bản chất của tên gọi cửa kính cường lực này là do bản lề cửa kính thủy lực có cấu tạo, thiết kế, và bố trí khác so với các bản lề cửa gỗ, cửa inox truyền thống. Bản lề cửa kính thuỷ lực nằm ngầm dưới sàn nhà, sát mép tường, phía trên có tấm kim loại che phủ.

Cửa kính thủy lực khung bao inox làm đẹp thêm cho công trình hiện đại

2. Ưu điểm của cửa kính thuỷ lực

– Cách âm.
– Cách nhiệt.
– Chống ồn và khói bụi ô nhiễm.
– Giúp lấy ánh sáng tự nhiên.
– Khí hậu nóng nực cũng không ảnh hưởng đến cầu cửa kính cường lực, kính sẽ tạo cho chúng ta cảm giác mát và dễ chịu.
– Không gian trẻ trung năng động phù hơp với diện tích nhỏ.
– Mang lại sự chắc chắn và an toàn.
– Tiện lợi cho việc đóng mở khi có hệ thống thuỷ lực.
– Ngăn cách không gian cho từng khu vực.

3. Ứng dụng cửa kính thuỷ lực

– Cửa kính cường lực được sử dụng ở những khu nhà mặt phố, khu biệt thự.
– Cửa kính cường lực được sử dụng ở những cửa hàng, nhà dân.
– Cửa kính cường lực được ứng dụng trong những khu trung tâm thương mại, chung cư cao tầng, Toà nhà cao ốc.
– Cửa kính cường lực được sử dụng trong Văn phòng, bệnh viện, trường học.

4. Cấu tạo của cửa kính thủy lực khung bao inox

Cửa kính thuỷ lực được cấu tạo thành từ kính cường lực (tiêu chuẩn dày 10-12 mm) và các phụ kiện bằng inox 304 được nhập chính hãng như AMG, VVP, DDT, BM , Hafele…các phụ kiện chuẩn thì khi đóng mở không gây ra tiếng động và không bị han gỉ trong quá trình sử dụng.

5. Phụ kiện cửa kính thủy lực khung bao inox

Tuỳ vào diện tích và mô hình của từng công trình để đưa ra lựa chọn kiểu dáng ứng với các phụ kiện cửa kính đi kèm khác nhau:

Cửa kính thủy lực khung bao inox được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau

– Bản lề cửa kính cường lực:

Đây là một bộ phận cực kỳ quan trọng của cửa thủy lực. Nguyên lý hoạt động của bản lề này là hãm lực giảm dần đều bằng dầu, gần giống giảm xóc xe máy. Vì vậy lựa chọn sai công suất, thiết bị có thể bị hỏng nếu quá tải hoặc lãng phí nếu dư nhiều công suất. Cửa có thể mở 90 độ về cả 2 phía, hoặc chỉ đẩy về 1 phía. Tại điểm “kịch” sẽ có mấu chốt, giữ cửa không tự “trôi” về điểm “đóng”. Một số loại bản lề của kính thủy lực có tính năng tự hút khi đến gần điểm đóng, đảm bảo độ “khít” giữa 2 cánh. Để đảm bảo an toàn, trong quá trình vận hành cũng tuyệt đối không để bụi, chất lỏng rơi vào (về lý thuyết thiết bị được thiết kế kín).

Việc tính trọng lượng của kính có ý nghĩa rất quan trọng để lựa chọn được một bản lề phù hợp. Các nhãn hiệu nổi tiếng về bản lề cho cửa thủy lực trên thi trường hiện nay là: VPP (của Thái Lan), Newstar (có thể là liên doanh, nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…). Thương hiệu VPP nổi bật có dòng bản lề FC, ký hiệu từ FC34 đến FC49.
FC34-15 là loại dành cho cửa có chiều rộng dưới 800mm. FC34-20 là loại dành cho cửa có chiều rộng từ 800 đến 1000. FC34-25 là loại dành cho cửa có chiều rộng từ 1000 đến 1200mm. FC49 là loại dành cho cửa có cánh cực lớn từ 1200-1500mm. Bản lề nối với kính qua kẹp kính bằng một trục (ngỗng) xoay tròn, dính liền với bản lề, có cạnh hơi dẹt hoặc vuông. Hiện VPP đã có nhà phân phối tại Việt Nam.

– Kẹp kính cửa thuỷ lực:

Có hai loại kẹp dành cho kính là kẹp lớn (với thanh ngang dài) và kẹp nhỏ. Với những loại kính thông thường, bạn bắt buộc phải dùng kẹp lớn, vì kính thường yếu, mở ra đóng nhiều vào kẹp nhỏ không thể chịu được, gây ra hiện tượng vặn hoặc giằng kính, dẫn đến hậu quả là kính bị nứt, vỡ…

Kẹp nhỏ có 2 loại: kẹp trên và kẹp dưới được gắn ở 2 cạnh trên – dưới của kính. Kẹp dưới được gắn với kính bằng cách khoan 2 lỗ có đường kính 12mm (tương đương với độ dày của kính), cách nhau đúng bằng khoảng cách ở trên kẹp kính.

Kẹp trên và kẹp dưới của kính được nối với nhau bằng 2 đoạn kim loại bền chắc tạo thành kẹp kính. Mặt dưới của kẹp dưới có một lỗ có kích thước và kiểu dáng phù hợp với trục của bản lề thủy lực – vì có 2 loại trục vuông hoặc dẹt.
Trong trường hợp cửa cần làm khóa thì cũng có thể làm thêm 1 kẹp dưới nữa, mỗi cánh 1 cái. Khóa đóng theo nguyên tắc là khóa từng cánh, và cắm thẳng phần lõi khóa xuống nền. Nếu không có thể dùng khóa dây, khóa 2 tay nắm lại. Kẹp trên nằm phía trên tấm kính có cấu tạo tương tự kẹp dưới.

Với mỗi cánh cửa kính thủy lực, bạn cần lắp một bộ tay nắm/tay đẩy gồm 2 phần nằm đối xứng nhau qua tấm kính. Bộ tay nắm/tay đẩy này có kiểu dáng, chất lượng và giá cả cũng khá đa dạng.

Tay nắm có tác dụng tránh dính vết ở trên tay lên kính, làm mờ kính. Bên cạnh đấy tay nắm cũng giúp việc mở ra đóng vào thuận tiện hơn. Có thể dùng để khóa bằng khóa dây.

6. Các loại kiểu dáng cửa thuỷ lực:

– Cửa thuỷ lực 1 cánh.
– Cửa thuỷ lực 1 cánh 1 vách bên.
– Cửa thuỷ lực 1 cánh 2 vách bên.
– Cửa thuỷ lực 2 cánh 1 vách bên.
– Cửa thuỷ lực 2 cánh 1 vách trên.
– Cửa thuỷ lực 2 cánh 2 vách bên.
– Cửa thuỷ lực 2 cánh 3 vách xung quanh.

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.